Hiển thị các bài đăng có nhãn blog. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn blog. Hiển thị tất cả bài đăng

Castor Oil Là Gì? Thần Dược Trong Làm Đẹp

Castor Oil Là Gì? Thần Dược Trong Làm Đẹp

Đối với nhiều chị em thường chăm sóc xuyên chăm sóc sắc đẹp thì có lẽ cái tên castor oil không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, cũng sẽ có nhiều bạn lần đầu nghe đến cái tên này. Vậy castor oil là gì? Công dụng của chúng ra sao? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sản phẩm này nhé.

1. Castor Oil Là Gì?

Thực chất, castor oil là tên tiếng anh của dầu thầu dầu, một sản phẩm làm đẹp có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người. Loại dầu này được ép rất công phu từ hạt của cây thầu dầu. Dầu có màu hơi xanh hoặc màu hổ phách, hương vị nhẹ và hơi béo. Nhờ hàm lượng vitamin E cao, khoáng chất, protein và các axit béo bão hòa nên castor oil rất được ưa chuộng trong làm đẹp.

Castor Oil Là Gì?

2. Castor Oil - Thần Dược Trong Làm Đẹp

Castor oil có công dụng giảm triệu chứng táo bón, tăng cường hệ miễn dịch, tăng lưu thông tuần hoàn máu… Tuy nhiên, castor oil lại được biết đến nhiều nhất với những công dụng làm đẹp.

2.1. Công dụng của castor oil đối với môi

Castor có công dụng dưỡng môi, giúp đôi môi luôn mịn màng, căng mọng hồng hào. Chính vì thế mà castor oil thường được bổ sung trong các sản phẩm soi nhũ, son dưỡng. Chúng sẽ giảm thâm do tác động của son môi và dưỡng ẩm môi nhờ các phân tử dễ thẩm thấu vào tế bào môi.

Cách sử dụng: Trước khi đi ngủ, bạn nên thoa một chút dầu thầu dầu lên môi, tiến hành massage nhẹ nhàng để tăng khả năng thẩm thấu và hấp thụ dưỡng chất của môi.

2.2. Công dụng của castor đối với mắt

Sử dụng castor giúp có thể sản sinh collagen và elastin giúp da luôn săn chắc, mịn màng và đặc biệt là khả năng giảm thâm quầng mắt và vết chấn chim. Ngoài ra, dầu thầu dầu có khả năng kích thích sự phát triển của lông mi, giúp lông mi dài và dày hơn. Không những thế, loại dầu này giúp bạn có hàng mi đen và luôn cong vút.

Dầu Thầu Dầu Dưỡng Mi

Cách sử dụng: Bạn chải một lượng nhỏ dầu thầu lên lông mi và thoa lên vùng quanh mắt trước khi đi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau. Duy trì 2-3 lần trên tuần bạn sẽ luôn có cho mình hàng mi cong vút và đôi mắt xinh đẹp.

2.3. Castor oil trị tàn nhang và đồi mồi

Theo các nghiên cứu, dầu thầu dầu có khả năng làm mờ các vết đồi mồi và tàn nhang, cải thiện sắc tố da.

Cách sử dụng: Bạn chỉ cần thoa dầu thầu dầu lên vùng da bị tàn nhang hay đồi mồi, sau đó tiến hành massage nhẹ nhàng để tăng mức độ thẩm thấu. Mỗi ngày 2 lần và sau một tuần bạn sẽ nhận thấy kết quả bất ngờ.

2.4. Castor oil có công dụng dưỡng ẩm da

Dầu thầu dầu có tính chất vật lý là lượng phân tử thấp giúp các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu qua từng tế bào da, cung cấp độ ẩm, giúp da luôn căng mịn, săn chắc.

Dưỡng Ẩm Da Bằng Dầu Thầu Dầu

Cách sử dụng: Bạn có thể pha một lượng nhỏ dầu thầu dầu vào nước ấm và tắm mỗi ngày. 

2.5. Castor oil giúp trị mụn

Dầu thầu dầu chứa hàm lượng axit ricinoleic có đặc tính kháng khuẩn. Từ đó castor oil có khả năng loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, làm sạch sâu lỗ chân lông, giúp da trở nên thông thoáng, ngăn ngừa mụn trứng cá.

Cách sử dụng: Bạn cần thoa một lượng vừa đủ dùng lên mặt, đặc biệt là ở những vị trí xuất hiện mụn. Đồng thời kết hợp massage nhẹ nhàng. Sau đó xông hơi mặt với nước nóng trong vòng 5 phút và rửa lại bằng nước sạch. Sau thời gian sử dụng liệu trình bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực của làn da.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về castor oil. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn hiểu được castor oil là gì cũng như công dụng của sản phẩm trong làm đẹp.

Top 7 Thực Phẩm Giàu Iodine Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua

Top 7 Thực Phẩm Giàu Iodine Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua

Iodine hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc là i-ốt, một loại khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Vậy Iodine có trong thực phẩm nào? Đây có lẽ là điều mà nhiều chị em nội trợ thắc mắc. Và trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau giải đáp câu hỏi này nhé.

1. Top 7 Thực Phẩm Giàu Iodine

Iodine (i-ốt) rất cần thiết cho hoạt động của các hoocmon tuyến giáp, đồng thời điều hòa quá trình trao đổi chất. Chính vì thế, việc bổ sung thực phẩm giàu i-ốt vào chế độ ăn uống là điều rất cần thiết. 

1.1. Muối i-ốt

Tuy muối i-ốt không phải là thực phẩm những đây có lẽ là cái tên đứng đầu về hàm lượng i ốt. Hàm lượng i ốt trong muối lên đến 1900 mcg/100 gram. 

Muối i-ốt có vị giống với muối ăn thông thường nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Tuy nhiên, chúng ta lại có xu hướng ít sử dụng muối i ốt. Chính vì thế, hãy thay thế muối ăn bằng muối i-ốt để cung cấp đầy đủ khoáng chất cho cơ thể.

1.2. Rong biển

Rong biển là nguồn cung cấp i-ốt tự nhiên rất tốt, hàm lượng i-ốt trong rong biển là 1800 mcg/100 gram. Bạn có thể sử dụng rong biển để nấu canh, nấu súp, sushi hay làm salad.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, rong biển có chứa hàm lượng i-ốt nhiều gấp 4 lần so với khuyến cáo sử dụng hàng ngày. Chính vì thế bạn cần phải điều chỉnh mức độ sử dụng phù hợp để tránh gặp phải những vấn đề về tuyến giáp do dư thừa i-ốt.

Hàm lượng i-ốt trong rong biển là 1800 mcg/100 gram

1.3. Cá tươi

Cá tươi và một số động vật có vỏ chứa rất nhiều i-ốt. Ví dụ như cá thu có hàm lượng i-ốt lên đến 150 mcg/100 gram, cá ngừ 50 mcg/100 gram và cá mòi 30 mcg/100 gram. Bên cạnh đó, những loại cá này cũng rất giàu axit béo omega-3, giúp làm giảm cholesterol trong máu và chất béo trung tính, giúp tim luôn khỏe mạnh.

1.4. Hến

Sẽ có nhiều bạn bất ngờ khi hến được xếp trong danh sách này. Tuy nhiên, hến lại là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Hến có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin, axit amin, khoáng chất và đặc biệt là hàm lượng i-ốt lên đến 130 mcg/100 gram. 

1.5. Thịt gà

Thịt gà là thực phẩm quen thuộc xuất hiện trong các bữa ăn. Thịt gà chứa nhiều dinh dưỡng như protein, photpho, vitamin hay những chất giúp sáng mắt… Đồng thời, thịt gà còn chứa một lượng nhỏ i-ốt với hàm lượng 7 mcg/100 gram.

Thịt gà chứa một lượng nhỏ i-ốt với hàm lượng 7 mcg/100 gram

1.6. Tôm và hải sản

Những động vật có vỏ như tôm, cua, ốc… là nguồn dự trữ i-ốt tự nhiên, protein và vitamin. Hàm lượng i-ốt mà tôm có thể cung cấp cho cơ thể là 35 mcg/100 gram.

1.7. Quả việt quốc

I-ốt không chỉ xuất hiện ở các loại hải sản hay thịt cá mà chúng còn có bên trong trái cây hay rau xanh. Tiêu biểu chúng ta có thể nói đến ở quả việt quốc, nguồn cung cấp i-ốt vô tận. Ngoài ra, quả việt quốc cũng rất giàu vitamin C, chất xơ và các khoáng chất như kali, sắt, canxi…

Việt Quốc Là Nguồn Cung Cấp I Ốt Vô Tận

2. Hàm Lượng Iodine Cần Thiết Cho Cơ Thể Bao Nhiêu Là Đủ?

I-ốt hay Iodine rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ thể dư thừa quá nhiều i-ốt sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, cổ họng nóng rát… Câu hỏi đặt ra ở đây là “vậy mỗi ngày một người cần bao nhiêu i-ốt là đủ?”

  • Trẻ sơ sinh: 110 - 130 mcg/ngày
  • Trẻ em: 90 - 120 mcg/ngày
  • Người lớn: 150 mcg/ngày
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Khoảng 220 mcg/ngày.

Iodine là một khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Iodine xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm như hải sản, cá, thịt gà, trái cây… Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý đến hàm lượng i-ốt sử dụng mỗi ngày để tránh tình trạng dư thừa.

Formaldehyde Là Gì? Ứng Dụng Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe

Formaldehyde Là Gì? Ứng Dụng Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe

Khi mua đồ gỗ trang trí nội thất, bạn thường người thấy mùi vị cay nồng, mùi hăng gây khó chịu; đôi khi chúng có thể làm bạn cay mắt, cay mũi, đau đầu thì có nghĩa là nội thất nhà bạn đang chứa rất nhiều formaldehyde. Vậy formaldehyde là gì? Ứng dụng của chúng ra sao và có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?

1. Formaldehyde Là Gì?

Formaldehyde là aldehyde đơn giản nhất, có công thức hóa học là H2CO. Đây là một hợp chất hữu cơ không màu và dễ bay hơi. Ở điều kiện bình thường, formaldehyde là một chất khi và có mùi hăng mạnh. 

Trong hóa học, formaldehyde còn có nhiều tên gọi khác nhau như formol, fomandehit, methyl aldehyde, methylene oxide, metana…

Hiện nay, formaldehyde được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất gỗ công nghiệp, bảo quản các mẫu thí nghiệm, làm chất tiệt trùng…

Formandehyde Là Gì?

2. Tính Chất Của Formaldehyde

Cùng như nhiều hóa chất khác, tinh chất của formaldehyde cũng được chia thành hai loại là tính chất vật lý và tính chất hóa học.

2.1. Tính chất vật lý của formaldehyde

  • Formaldehyde là một chất dễ bay hơi. Khi ở trong điều kiện bình thường, chúng có khả năng chuyển sang thể khí, không màu, có mùi hăng, khó ngửi và tan mạnh trong nước.
  • Độ hòa tan trong nước > 100 g/100 ml (20 độ C). 
  • Điểm nóng chảy: -117 độ C (156 K). 
  • Điểm sôi: -19.3 độ C (253.9 K).

2.2. Tinh chất hóa học của formaldehyde

Formaldehyde có các thuộc tính hóa học của nhóm anđehit (-CHO):

  • Phản ứng khử tạo thành ancol, hidrocacbon và amin hóa. 
  • Phản ứng oxy hóa để tạo thành axit. 
  • Phản ứng cộng hợp. 
  • Phản ứng cannizzaro có xúc tác của bazơ để tạo thành axit formic và methanol. 
  • Tham gia các phản ứng hóa học có sự tham gia của liên kết -CH. 
  • Formaldehyde là một chất có ái lực điện tử (electrophil), nên chúng có thể tham gia vào các phản ứng thế thơm ái lực điện tử với các hợp chất thơm, hoặc các phản ứng cộng ái lực điện tử với các anken.

3. Những Ứng Dụng Của Formaldehyde Trong Đời Sống

Formaldehyde được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất, bảo quản thực phẩm và trong y học.

3.1. Ứng dụng của formaldehyde trong công nghiệp sản xuất

  • Hóa chất formaldehyde là thành phần chính của các loại keo được sử dụng trong sản xuất gỗ công nghiệp. Vì formaldehyde có tính kết dính mạnh nên giúp tăng cường độ cứng cho gỗ. Đồng thời, hóa chất này còn có tác dụng chống ăn mòn, chống mối mọt và giúp sản phẩm luôn giữ được hình thái chắc chắn.
  • Ngoài ra, formaldehyde còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp nhựa, chất dẻo, dệt may, xây dựng, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc…
  • Formaldehyde còn được ứng dụng làm chất tiệt trùng trong nông nghiệp và thủy sản nhờ có tính khử cao.
  • Formaldehyde còn được tạo thành dạng bọt xốp để sản xuất các vật liệu cách điện.
Formandehyde Ứng Dụng Trong Sản Xuất Gỗ Công Nghiệp

3.2. Ứng dụng của formaldehyde trong bảo quản thực phẩm

  • Formaldehyde dễ dàng liên kết với các protein có trong thực phẩm để tạo hợp chất bền, không bị thối rữa, không ôi thiu để tăng thời gian bảo quản thực phẩm. Một số thực phẩm sử dụng formaldehyde như bánh phở, hủ tiếu, bún…
  • Vì giá thành thấp nên formaldehyde còn được sử dụng trong bia để làm chất chống cặn.

3.3. Ứng dụng trong y học

Trong y khoa, formaldehyde có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng. Ngoài ra, chúng còn là dung môi để bảo vệ các mẫu thí nghiệm, nội tạng trong cơ thể người khi ướp xác.

Formandehyde Được Dùng Để Bảo Quản Mẫu Thí Nghiệm

4. Tác Hại Của Formaldehyde Đối Với Sức Khỏe

Tuy có nhiều công dụng trong đời sống nhưng formaldehyde lại là một chất độc hại đối với sức khỏe con người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, formaldehyde đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể gây bệnh ung thư. Những tác hại có thể kể đến như:

  • Nếu như hít phải formaldehyde chỉ trong một thời gian ngắn có thể gây ra kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, gây đau đầu, khó thở. 
  • Nếu như tiếp xúc trong một thời gian dài sẽ gây những tác hại nghiêm trọng cho da, đường hô hấp và bạch cầu.
  • Đối với phụ nữ mang thai, formaldehyde có thể gây biến dị nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 
  • Khi formaldehyde đi vào cơ thể, chúng có thể gây ung thư.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu được formaldehyde là gì, ứng dụng và tác hại như thế nào. Formaldehyde là một hóa chất được ứng dụng rất nhiều trong đời sống nhưng chúng cũng mang những mối nguy hiểm với cơ thể. Chính vì thế bạn cần phải cẩn trọng trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Hóa Chất Tinh Khiết Là Gì? Mua Hóa Chất Tinh Khiết Ở Đâu?


Amoniac Là Gì? Tính Chất Và Ứng Dụng Trong Công Nghiệp

Amoniac Là Gì? Tính Chất Và Ứng Dụng Trong Công Nghiệp

Amoniac là một hóa chất tồn tại khá phổ biến trong cuộc sống và chính cơ thể của chúng ta cũng có thể sản sinh ra amoniac. Hiện nay, amoniac được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Vậy amoniac là gì? Tính chất và ứng dụng như thế nào? Hay những tác hại của amoniac đối với con người. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng giải đáp những câu hỏi này nhé!

1. Amoniac Là Gì? 

Amoniac là một hợp chất vô cơ và có công thức cấu tạo là NH3. Amoniac được cấu tạo từ 1 nguyên tử nitơ liên kết với 3 nguyên tử hydro. 

Ở điều kiện tiêu chuẩn, NH3 là một khí độc, không màu, có mùi hăng mạnh, tan trong nước và có thể hóa lỏng. Khi ở trạng thái lỏng, amoniac được sử dụng làm chất làm lạnh. 

2. Tính Chất Của Amoniac

Cũng như nhiều loại hóa chất khác, amoniac cũng mang trong mình hai tính chất đó là tính chất vật lý và tính chất hóa học.

2.1. Tính chất vật lý của amoniac

  • Amoniac thường tồn tại ở dạng khí, không màu, có mùi khai và nồng độ amoniac lớn có thể gây chết người.
  • Khối lượng phân tử tương đối: 17.031 g/mol; 
  • Mật độ amoniac trong điều kiện tiêu chuẩn là 0,771g / L;
  • Điểm nóng chảy: -77,7 độ C;
  • Điểm sôi: -33,5 độ C; 
  • Độ hòa tan: dễ dàng hòa tan trong nước (1: 700); 
  • Mật độ tương đối trong nước: 0,82 (-79 ℃); 
  • Mật độ tương đối trong không khí: 0,5971.
Tính Chất Của Amoniac

2.2. Tính chất hóa học của amoniac

  • Amoniac có tính khử.
  • Amoniac tan trong nước.
  • Vì có tính chất bazơ nên amoniac có thể làm quỳ tím hóa xanh và dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng. 
  • NH3 kém bền bởi nhiệt và sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao theo phản ứng hóa học: 

          2NH3 -> N2 + 3H2     N2 + 3H2 -> 2NH3

  • Tác dụng với ion kim loại chuyển tiếp tạp ion phức

          2NH3 + Ag+ -> [Ag(NH3)2]+

  • Nguyên tử hidro trong amoniac có thể bị thay thế bởi nguyên tử kim loại kiềm và nhôm:

          2NH3 + 2Na →  2NaNH2 + H2 (350 độ C)

          2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2 (800-900 độ C)

  • Amoniac tác dụng với muối để tạo ra muối mới và bazơ với chất xúc tác thường là nước:

          NH3 + H2O + CuSO4 → (NH4)2SO4 + Cu(OH)2

          2NH3 + AlCl3  + 2 H2O  ->  Al(OH)3 + 2NH4Cl

  • NH3 tác dụng với axit sẽ tạo thành muối amoni

          H2SO4 + 2NH3 → (NH4)2SO4 

          NH3 + HCl → NH4Cl

3. Ứng Dụng Của Amoniac Trong Công Nghiệp

Ngày nay, amoniac được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Sản xuất phân bón: Có khoảng 83% amoniac lỏng được sử dụng để sản xuất phân bón. Vì nguyên tố N rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng.

Amoniac Ứng Dụng Trong Sản Xuất Phân Bón

Dùng làm thuốc tẩy: Amoniac có khả năng làm sạch nhiều bề mặt khác nhau như bồn tắm, nhà vệ sinh, gạch… Không những thế, NH3 còn có khả năng đánh bay những vết bẩn do dầu mỡ gây ra nên còn được sử dụng để vệ sinh nhà bếp. 

Xử lý khí thải: Amoniac thường được sử dụng để xử lý các chất Nox, Sox. Những chất này tồn tại trong khí thải từ quá trình đốt các nguyên liệu hóa thạch như than, đá…

Làm chất chống khuẩn trong thực phẩm: Amoniac là một chất khử mạnh nên được sử dụng để giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn trên thịt bò.

Sử dụng trong sản xuất gỗ: Khi amoniac tác dụng với các chất tự nhiên có trong gỗ sẽ giúp gỗ thay đổi màu sắc đẹp hơn.

Sử dụng trong công nghiệp dầu khí: Amoniac có khả năng trung hòa axit, thành phần trong dầu mỏ và bảo vệ các thiết bị không bị ăn mòn.

4. Tác Hại Của Amoniac Đối Với Sức Khỏe

Amoniac đậm đặc rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Cụ thể như:

  • Khi hít phải sẽ amoniac sẽ gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp. Từ đó phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp.
  • Khi da, mắt, phổi tiếp xúc với amoniac sẽ bị bỏng rất nặng. Vết bỏng có thể gây mù vĩnh viễn, gây các bệnh về phổi và thậm chỉ có thể gây tử vong.
  • Nếu vô tình nuốt phải amoniac có thể gây bỏng ở miệng, cổ họng, dạ dày và gây đau dạ dày, buồn nôn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về amoniac. Amoniac là một hóa chất có rất nhiều công dụng quan trọng trong đời sống. Nhưng chúng cũng chứa những mối nguy hiểm tiềm ẩn với sức khỏe. Chính vì thế khi sử dụng bạn phải cực kỳ cẩn thận.

Xem thêm: Hóa Chất Tinh Khiết Là Gì? Mua Hóa Chất Tinh Khiết Ở Đâu?

Hóa Chất Tinh Khiết Là Gì? Mua Hóa Chất Tinh Khiết Ở Đâu?

Hóa Chất Tinh Khiết Là Gì? Mua Hóa Chất Tinh Khiết Ở Đâu?

Trong lĩnh vực hóa học, hóa chất được phân thành nhiều loại khác nhau. Từ những hóa chất chuyên dùng trong sản xuất đến những hóa chất chỉ dùng cho phòng thí nghiệm. Khi xét về phạm vị trong phòng thí nghiệm, bạn sẽ được nghe đến cái tên hóa chất tinh khiết. Vậy hóa chất tinh khiết là gì? Ứng dụng của chúng ra sao? Làm sao để mua được hóa chất tinh khiết uy tín, chất lượng? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau giải đáp những vấn đề này nhé.

1. Hóa Chất Tinh Khiết Là Gì?

Hóa chất tinh khiết là loại hóa chất được sử dụng trong phòng thí nghiệm, phục vụ mục đích nghiên cứu và học tập. Khi xét về độ tinh khiết, hóa chất chỉ có duy nhất một nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất có trong một mẫu. Hiện nay, hóa chất tinh khiết có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau như rắn, lỏng, khí, plasma.

Nhưng bạn cần phải hiểu rằng không có một loại hóa chất nào có thể đảm bảo độ tinh khiết 100%. Bởi trong quá trình lưu trữ, hóa chất có thể bị tác động từ nhiều yếu tố khác nhau, làm mất đi độ tinh khiết. Một ví dụ có thể dễ thấy nhất đó chính là nước tinh khiết. Nước tinh khiết khi tiếp xúc với không khí có thể hòa tan một số khí như cacbon đioxit, các phân tử trong vật đựng cũng có thể ngấm vào nước khi để dưới ánh nắng mặt trời.

Hóa Chất Tinh Khiết Là Gì?

Tuy nhiên, độ tinh khiết của hóa chất chỉ giảm dần khi lưu trữ trong một thời gian dài và bạn vẫn có thể sử dụng hóa chất với độ tinh khiết gần như tuyệt đối. Chẳng hạn như đối với rượu isopropyl cấp thuốc thử IPA có mức độ tinh khiết là 99,8%. Điều này cho phép hóa chất có thể sử dụng ở các thí nghiệm phân tích trong phòng thí nghiệm. 

2. Ví Dụ Một Số Chất Tinh Khiết Về Mặt Hóa Học

Hiện nay, các hóa chất tinh khiết được sản xuất trong nhà máy, nơi có thể đảm bảo độ tinh khiết của chúng đạt gần như 100%. Một số chất có thể kể đến như:

Cồn: Hiện nay, nhiều loại rượu được tinh chế thông qua quá trình chưng cất nên đảo bảo được độ tinh khiết cao, có thể lên đến 96%.

Axit sunfuric: Là một trong những loại axit phổ biến nhất trong công nghiệp. Axit sunfuric thường được dùng trong thí nghiệm hay sản xuất thuốc nổ, phân bón, xăng, nhựa, thép… Chính vì thế mà loại axit này cần phải đảm bảo độ tinh khiết cực kỳ cao, từ 95% đến 98%.

Vàng: Đây là một kim loại có độ tinh khiết gần như tuyệt đối khi tìm thấy trong tự nhiên vì nó rất khó phản ứng với những chất khác. 

Vàng Là Chất Tinh Khiết

Nước tinh khiết: Nước phải trải qua nhiều giai đoạn lọc và chưng cất mới có thể trở thành nước tinh khiết. Hiện nay, chỉ có các sản phẩm nước cất phòng thí nghiệm và nước cất thuốc thử là gần như hoàn toàn tinh khiết.

Đường: Các tinh thể đường có thể được tinh lọc đến mức gần như tinh khiết tuyệt đối. Bới các chất xơ, khoáng chất hay các chất hóa sinh đã bị loại bỏ trong quá trình sản xuất đường tinh luyện.

3. Tầm Quan Trọng Của Hóa Chất Tinh Khiết

Hiện nay, hóa chất tinh khiết đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các thí nghiệm vì nó cho kết quả chính xác cao. Còn nếu trong hóa chất thí nghiệm có lẫn tạp chất thì chúng sẽ gây hao hụt một lượng nhỏ phản ứng. Từ đó gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của chuỗi phản ứng. Ngoài ra, các tạp chất có thể gây ức chế hoặc tác động lên sản phẩm theo một cách nào đó và làm giảm độ tin cậy của kết quả.

Trong khi đó, hóa chất tinh khiết sẽ hạn chế các sai số trong kết quả gần như tuyệt đối. Việc sử dụng hóa chất có độ tinh khiết cao còn rút ngắn thời gian thí nghiệm, tiết kiệm công sức cũng như giảm thiểu lượng hóa chất bị hao hụt.

4. Ứng Dụng Của Hóa Chất Tinh Khiết

Hiện nay, hóa chất tinh khiết được sử dụng trong các thí nghiệm ở trường học, viện nghiên cứu hay trung tâm kiểm nghiệm. Ngoài ra, chúng có được sử dụng ở phòng QC hay phòng nghiên cứu sản phẩm mới để kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Ứng Dụng Hóa Chất Tinh Khiết

5. Những Tiêu Chuẩn Đối Với Hóa Chất Tinh Khiết 

Hiện nay, có nhiều tiêu chuẩn khác nhau dùng để đánh giá mức độ tinh khiết của hóa chất.

  • Hóa chất phân tích thí nghiệm tiêu chuẩn ACS của Hiệp hội Hóa chất Mỹ; dùng trong hầu hết các thí nghiệm thông thường.
  • Hóa chất phân tích thí nghiệm tiêu chuẩn USP của Dược điển Mỹ; dùng trong y tế, dược phẩm hay thực phẩm.
  • Hóa chất phân tích thí nghiệm tiêu chuẩn NF của Cơ quan Công thức Quốc gia Mỹ; được sử dụng như hóa chất dược phẩm và thuốc sinh học, các dạng bào chế, hóa chất xét nghiệm y tế, thực phẩm chức năng,...
  • Hóa chất tiêu chuẩn phân tích AR. Đây là loại hóa chất có mức độ tinh khiết bằng hoặc cao hơn hóa chất ACS.

Ngoài những tiêu chỉnh trên, chúng ta còn có những tiêu chuẩn về hóa chất tinh khiết trong từng lĩnh vực như:

  • Hóa chất sinh học (Biochemical grade): sử dụng cho các ứng dụng sinh học.
  • Hóa chất tổng hợp hữu cơ (Synthesis grade): ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ.
  • Hóa chất điện tử (Electronic Grade): sử dụng làm thuốc thử cho ngành công nghiệp điện tử.
  • Hóa chất thực phẩm (Food grade): sử dụng cho thực phẩm theo các quy định của WHO, FCC,...
  • Hóa chất kỹ thuật (Technical Grade): sử dụng trong công nghiệp.

6. Mua Hóa Chất Tinh Khiết Chất Lượng - Uy Tín -Giá Tốt Ở Đâu?

Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hóa Chất Trần Tiến hiện là đơn vị nhập khẩu và phân phối các loại hóa chất. Sau nhiều lần mua hàng, tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cũng như các chính sách tại công ty

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ văn phòng 1: Phòng 10, Tầng lửng, 911-913-915-917 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. 
  • Địa chỉ văn phòng 2: 94 Gò Công, Phường 13, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. 
  • Địa chỉ kho bãi: Quốc lộ 1A, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh. 
  • Hotline: 0983 838 250 – 0352 590 098 (Ms. Thủy) hoặc 0382 451 300 (Hotline) 
  • Fanpage: Hóa Chất Trần Tiến 
  • Website: https://hoachattrantien.com

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về hóa chất tinh khiết. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu được hóa chất tinh khiết là gì? ứng dụng cũng như nơi mua hóa chất uy tín và giá thành hợp lý.