Amoniac Là Gì? Tính Chất Và Ứng Dụng Trong Công Nghiệp

Amoniac Là Gì? Tính Chất Và Ứng Dụng Trong Công Nghiệp

Amoniac là một hóa chất tồn tại khá phổ biến trong cuộc sống và chính cơ thể của chúng ta cũng có thể sản sinh ra amoniac. Hiện nay, amoniac được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Vậy amoniac là gì? Tính chất và ứng dụng như thế nào? Hay những tác hại của amoniac đối với con người. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng giải đáp những câu hỏi này nhé!

1. Amoniac Là Gì? 

Amoniac là một hợp chất vô cơ và có công thức cấu tạo là NH3. Amoniac được cấu tạo từ 1 nguyên tử nitơ liên kết với 3 nguyên tử hydro. 

Ở điều kiện tiêu chuẩn, NH3 là một khí độc, không màu, có mùi hăng mạnh, tan trong nước và có thể hóa lỏng. Khi ở trạng thái lỏng, amoniac được sử dụng làm chất làm lạnh. 

2. Tính Chất Của Amoniac

Cũng như nhiều loại hóa chất khác, amoniac cũng mang trong mình hai tính chất đó là tính chất vật lý và tính chất hóa học.

2.1. Tính chất vật lý của amoniac

  • Amoniac thường tồn tại ở dạng khí, không màu, có mùi khai và nồng độ amoniac lớn có thể gây chết người.
  • Khối lượng phân tử tương đối: 17.031 g/mol; 
  • Mật độ amoniac trong điều kiện tiêu chuẩn là 0,771g / L;
  • Điểm nóng chảy: -77,7 độ C;
  • Điểm sôi: -33,5 độ C; 
  • Độ hòa tan: dễ dàng hòa tan trong nước (1: 700); 
  • Mật độ tương đối trong nước: 0,82 (-79 ℃); 
  • Mật độ tương đối trong không khí: 0,5971.
Tính Chất Của Amoniac

2.2. Tính chất hóa học của amoniac

  • Amoniac có tính khử.
  • Amoniac tan trong nước.
  • Vì có tính chất bazơ nên amoniac có thể làm quỳ tím hóa xanh và dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng. 
  • NH3 kém bền bởi nhiệt và sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao theo phản ứng hóa học: 

          2NH3 -> N2 + 3H2     N2 + 3H2 -> 2NH3

  • Tác dụng với ion kim loại chuyển tiếp tạp ion phức

          2NH3 + Ag+ -> [Ag(NH3)2]+

  • Nguyên tử hidro trong amoniac có thể bị thay thế bởi nguyên tử kim loại kiềm và nhôm:

          2NH3 + 2Na →  2NaNH2 + H2 (350 độ C)

          2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2 (800-900 độ C)

  • Amoniac tác dụng với muối để tạo ra muối mới và bazơ với chất xúc tác thường là nước:

          NH3 + H2O + CuSO4 → (NH4)2SO4 + Cu(OH)2

          2NH3 + AlCl3  + 2 H2O  ->  Al(OH)3 + 2NH4Cl

  • NH3 tác dụng với axit sẽ tạo thành muối amoni

          H2SO4 + 2NH3 → (NH4)2SO4 

          NH3 + HCl → NH4Cl

3. Ứng Dụng Của Amoniac Trong Công Nghiệp

Ngày nay, amoniac được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Sản xuất phân bón: Có khoảng 83% amoniac lỏng được sử dụng để sản xuất phân bón. Vì nguyên tố N rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng.

Amoniac Ứng Dụng Trong Sản Xuất Phân Bón

Dùng làm thuốc tẩy: Amoniac có khả năng làm sạch nhiều bề mặt khác nhau như bồn tắm, nhà vệ sinh, gạch… Không những thế, NH3 còn có khả năng đánh bay những vết bẩn do dầu mỡ gây ra nên còn được sử dụng để vệ sinh nhà bếp. 

Xử lý khí thải: Amoniac thường được sử dụng để xử lý các chất Nox, Sox. Những chất này tồn tại trong khí thải từ quá trình đốt các nguyên liệu hóa thạch như than, đá…

Làm chất chống khuẩn trong thực phẩm: Amoniac là một chất khử mạnh nên được sử dụng để giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn trên thịt bò.

Sử dụng trong sản xuất gỗ: Khi amoniac tác dụng với các chất tự nhiên có trong gỗ sẽ giúp gỗ thay đổi màu sắc đẹp hơn.

Sử dụng trong công nghiệp dầu khí: Amoniac có khả năng trung hòa axit, thành phần trong dầu mỏ và bảo vệ các thiết bị không bị ăn mòn.

4. Tác Hại Của Amoniac Đối Với Sức Khỏe

Amoniac đậm đặc rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Cụ thể như:

  • Khi hít phải sẽ amoniac sẽ gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp. Từ đó phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp.
  • Khi da, mắt, phổi tiếp xúc với amoniac sẽ bị bỏng rất nặng. Vết bỏng có thể gây mù vĩnh viễn, gây các bệnh về phổi và thậm chỉ có thể gây tử vong.
  • Nếu vô tình nuốt phải amoniac có thể gây bỏng ở miệng, cổ họng, dạ dày và gây đau dạ dày, buồn nôn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về amoniac. Amoniac là một hóa chất có rất nhiều công dụng quan trọng trong đời sống. Nhưng chúng cũng chứa những mối nguy hiểm tiềm ẩn với sức khỏe. Chính vì thế khi sử dụng bạn phải cực kỳ cẩn thận.

Xem thêm: Hóa Chất Tinh Khiết Là Gì? Mua Hóa Chất Tinh Khiết Ở Đâu?

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Bài tiếp
« Prev Post
Bài sau
Next Post »